Có rất nhiều mô hình xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả. Vậy những mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas nào thích hợp để ứng dụng, bài viết dưới đây giúp bạn đọc nắm rõ điều đó.
1. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas
Trước khi đến với những mô hình xử lý nước thải khác bạn cũng nên hiểu thêm về giải pháp hầm biogas. Nó còn có tên gọi là hầm phân hủy yếm khí và được ứng dụng nhiều năm qua trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điểm cộng của việc xử lý nước thải bằng hầm biogas là hạn chế nước thải chăn nuôi xả ra ngoài môi trường bừa bãi. Đồng thời, nó có thể chuyển hóa các khí độc hại như CH4, CO2, HS2,… để tạo thành nhiên liệu đốt hay điện năng thắp sáng. Ngoài ra, cặn bùn bên trong hầm biogas được người dân sử dụng để làm phân bón, giúp cải thiện đất và đảm bảo năng suất cây trồng cao hơn.
Song, theo các chuyên gia cho biết làm hầm biogas có thể giúp làm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi thấp hơn, ít mùi hơn nhưng không thể giải quyết được vấn đề môi trường hoàn toàn. Do vậy, có nhiều giải pháp xử lý nước thải sau biogas cũng lần lượt được ra đời như bể Anoxic, Aerotank, bể lắng sinh học,…
- Xem thêm: Giá máy ép cám viên nuôi heo tốt nhất
2. Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật
Đây là một mô hình xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư thấp và cũng không đòi hỏi công nghệ phức tạp.
Theo đó, nguồn nước thải chăn nuôi sẽ được đi qua song chắn rác và giữ lại phần chất thải, rác thải kích thước lớn mới dẫn vào bể lắng để xử lý. Nước được lắng sẽ chuyển qua bể thực vật thủy sinh để phân hủy chất hữu cơ, vô cơ tạo thành chất dinh dưỡng để giúp thực vật phát triển.
Với phương pháp xử lý nước thải này thường sử dụng các loại thực vật như bèo tây, dừa nước, thủy trúc,… Và nó hay được ứng dụng để xử lý ao nuôi tôm, cá, thủy sản, chuồng chăn nuôi heo, bò.
3. Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp lọc sinh học
Lọc sinh học là công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas và được đánh giá hiệu quả cao, có khả năng vận hành thực tế nhờ chi phí đầu tư thấp.
Khi đó, nước thải sẽ được tách ra từ hệ thống biogas và dẫn vào bể thu gom. Kết hợp cùng bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng và ở tại đây trong thời gian 4 giờ. Cuối cùng, nước thải được bơm lên bể sinh học, quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng 20 đến 30% bể lắng, phần còn lại sẽ được chảy sang ao thủy sinh dạng tự do. Mất 10 ngày để lưu nước.
- Kỹ thuật nuôi dê bách thảo thu nhập 200 triệu mỗi năm
- Dùng thân cây chuối nuôi vịt công nghiệp được không?
- Best Gaming Laptops Under $1000
4. Xử lý nước thải nuôi heo bằng đệm lót sinh học
Trấu, mùn cưa và một số chế phẩm lên men được sử dụng để làm đệm lót sinh học. Nhờ đó, nó giúp loại bỏ mùi hôi cũng như các chất phức tạp trong nước thải chăn nuôi heo để tạo thành chất vô hại.
Trên đây là những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đọc có thể lựa chọn một mô hình phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi của gia đình mình nhé.