Chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời toàn bộ hoặc một phần là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Tại Việt Nam nhiều dự án điện mặt trời do các nhà đầu tư trong nước, tuy nhiên sau thời gian vận hành các dự án này được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu, vận hành và quản lý. Cùng Intech Solar tham khảo ngay nhé.
Chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ -TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư điện mặt trời theo các quy định và tuân thủ pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Bộ Công Thương thấy rằng, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động đã được quy định trong Luật Đầu tư và hoàn toàn bình thường, nếu như nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện.
Quy định của pháp luật cho phép được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện hành, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông… do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.
Quy định chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Một vài ví dụ điển hình chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Tập đoàn năng lượng B.Grimm Power PLC của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Phú Yên.
Cụm dự án ĐMT Dầu Tiếng ở Tây Ninh của Công ty CP năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh là công trình ĐMT lớn nhất Đông Nam Á với quy mô 420 MW do liên danh giữa Công ty năng lượng B.Grimm Power – một nhánh đầu tư của Tập đoàn Thái Lan B.Grimm với một đối tác trong nước. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng khánh thành, đối tác ngoại đã trở thành đại diện pháp luật đồng thời nắm ghế chủ tịch HĐQT trong doanh nghiệp (DN) sau khi nâng tỷ lệ cổ phần lên đa số.
Ví dụ điển hình chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Công ty Super Energy Corporation đến từ Thái Lan đã mua lại cổ phần và đầu tư vào ĐMT Văn Giáo 1, 2 tại An Giang; Các dự án điện gió Thịnh Long (Phú Yên), Sinenergy Ninh Thuận,… Đến nay, DN này đã tham gia hơn 10 dự án. Các đối tác Ả Rập Xê Út, Philippines cũng đang sở hữu nhiều dự án ĐMT ở Việt Nam.
Vào tháng 3-2019, Tập đoàn Quadrant International (Pháp) và đối tác Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, đã ký kết hợp tác tín dụng cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp. Dự án này có quy mô công suất 50 MWp, đặt tại tỉnh Bình Định, sản lượng điện năng dự kiến khoảng 76.500 MWh mỗi năm.
Ví dụ điển hình chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời
Tập đoàn Trung Nam bán 49% cổ phần tại dự án điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam Thuận Bắc (Ninh Thuận) cho Công ty CP kỹ thuật công nghiệp Á Châu. Dự án được chuyển nhượng có vốn đầu tư tới 5.000 tỉ đồng, với công suất 204 MW vừa được vận hành hơn 1 năm trước và được hưởng giá bán điện 9,35 cent/kWh trong 20 năm theo chính sách ưu đãi.
Lời kết:
Chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời toàn bộ hoặc một phần là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Một số dự án điện gió, lắp đặt điện mặt trời được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần,… cho các nhà đầu tư nước ngoài từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Saudi Arabia,….
Xem thêm:
- Intech Energy là công ty gì
- Intech Energy có uy tín không
- Chuyển nhượng dự án điện năng lượng mặt trời